Hội chứng trầm cảm là loại rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới. Bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850 000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. Hiểu biết về Cẩm nang bệnh trầm cảm bạn nên biết sẽ giúp bạn bảo vệ cũng như quan tâm đến những người thân cũng như hạn chế tối đa những vấn đề không mong muốn từ bệnh này.
Cẩm nang bệnh trầm cảm bạn nên biết
Nguyên nhân bệnh trầm cảm
- Do mệt mỏi mãn tính kéo dài, những triệu chứng đặc trưng của hội chứng mệt mỏi kéo dài như rối loạn giấc ngủ,mất ngủ, khó tập trung sự chú ý và trầm cảm.
- Mất cân bằng vè tâm lý hoặc gặp một cú shock tâm lý nặng nề. Ví dụ như mất người thân, chia tay người thân yêu, áp lực học hành, áp lực công việc, chịu sức ép từ dư luận quá lớn, stress quá mức và kéo dài….
- Do ảnh hưởng của các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…
- Do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh(aminazin)/thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá)
- Theo một số nhà sinh lí học, nguyên nhân gây trầm cảm có thể nằm ở vấn đề di truyền. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Triệu chứng của bệnh trầm cảm
- Suy nghĩ bi quan trước mọi vấn đề. Thường xuyên rơi vào trạng thái buồn bã, lo âu, ảm đạm. Suy nghĩ tiêu cực và cảm xúc bị xuống nhanh chóng dù vấn đề không đến mức như vậy.
- Luôn ở tình trạng mệt mỏi, mất tập trung, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì, dễ bị tổn thương và vùi mình trong không gian tối, im lặng. Luôn có xu hướng mất niềm tin vào cuộc sống. Thậm chí nghĩ đến cái chết là cách giải thoát. Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát. Theo các thống kê thì tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn, nhưng khi rơi vào trầm cảm, xu hướng tự sát lại cao hơn. Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.
- Ngại tiếp xúc, thậm chí tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh. Luôn có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, mất niềm tin vào cuộc sống, cảm giác bế tắc, cảm giác không có tương lai và sợ hãi quá mức bất chợt.
- Cử chỉ chậm chạp. Không quan tâm đến diện mạo từ quần áo, vệ sinh cá nhân đến cách nói chuyện trầm buồn, đơn điệu.
- Ngủ ít hoặc nhiều hơn bình thường. Ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường. Tăng cân hoặc giảm cân bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
- Rất khó để có thể phân biệt được Hội chứng trầm cảm( Major Depressive Disorder) với nỗi buồn thông thường. Có một câu nói có thể coi là tóm gọn triệu chứng của trầm cảm:”Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp.”
Làm gì để hạn chế bệnh trầm cảm?
Nếu thấy những dấu hiệu trên xảy ra thường xuyên và kéo dài bạn nên đến tìm bác sĩ ngay lập tức, họ sẽ xác định chính xác bệnh của bạn và cho bạn lời khuyên. Tuy nhiên trên thực tế có rất nhiều người bệnh trầm cảm còn cố gắng giấu giếm cảm xúc của mình, vì vậy mọi người nên quan tâm sát sao đến gia đình và người thân.
Bên cạnh đó, để hạn chế bệnh trầm cảm mọi người nên:
- Tìm cách giải tỏa stress, cười nhiều hơn và hãy hít thở sâu nếu gặp khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ. Cười có tác dụng khiến tâm trạng vui vẻ sảng khoái. Lượng hoóc – môn cortisol và epinephrine tiết ra trong cơ thể có khuynh hướng giảm đi khi bạn cười. Đây là những hoóc – môn gây stress, ức chế hệ miễn dịch, tạo kẽ hở cho các viêm nhiễm, bệnh tật. Các nghiên cứu đã chứng minh, cười giúp giảm căng thẳng, cải thiện chức năng miễn dịch, hay nói cách khác là tăng cường hoạt động của các tế bào “chiến binh” – đây là một loại bạch cầu chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ung bướu và tế bào nhiễm virus. Vì tác dụng to lớn đó của tiếng cười mà những bệnh nhân mắc ung thư hay HIV được khuyến cáo duy trì tâm trạng lạc quan vui vẻ, cười nhiều. Những căng thẳng thể chất và tinh thần có thể khiến các prolactin, insulin, tuyến giáp và các hoóc – môn khác hoạt động không bình thường, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng miễn dịch của cơ thể. Hít thở sâu cung cấp cho cơ thể lượng lớn oxy, mở rộng phổi và điều hòa tuần hoàn máu. Chúng ta thường không nhận ra những lợi ích sức khỏe khác nhau của hơi thở sâu. Nếu bạn gặp vấn đề trong kiềm chế tức giận, hít thở sâu có thể giải tỏa giúp bạn. Đồng thời, hít thở sâu giúp bạn cảm thấy thư thái, thư giãn đầu óc và dễ tập trung vào những công việc tiếp theo. Hít thở sâu còn làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Điều này có nghĩa rằng cơ thể của chúng ta sẽ có thể hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn, từ đó sản xuất nhiều năng lượng hơn và làm tăng sức chịu đựng của bạn trong tất cả hoạt động.
- Quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình và những người xung quanh đặc biệt là những mẹ bầu trước và sau sinh; học sinh, sinh viên quá nhiều bài vở, hẫng hụt, xuống sức học rồi đuối dần; người lớn tuổi biểu hiện phiền muộn đau đớn, chậm chạp, ít nói, quên lẫn; dễ lầm với bệnh già; ngay cả những bạn dân văn phòng đang giàu năng lượng nhưng lại chính là những người hay mắc trầm cảm bởi áp áp lực công việc, khó khăn quá lớn, gãy đổ sự nghiệp, bất hòa kéo dài.
- Hãy duy trì 8 thói quen có lợi cho sức khỏe vào buổi sáng mỗi ngày đặc biệt là việc tập thể dục. Không khí buổi sáng rất có lợi cho sức khỏe, các đông tác thể dục giúp máu lưu thông, cơ thể thư giãn. Hãy tập thể dục đều đặn mỗi sáng, tắm sau khi tập thể dục và ăn sáng trước khi đi học, đi làm để xua tan mệt mỏi, bảo vệ sức khỏe và làn da nhé các bạn. Tập thể dục dưới ánh sáng mặt trời buổi sáng là một cách tuyệt vời để bắt đầu một ngày, không chỉ giúp bạn tỉnh táo, lại hấp thụ vitamin D tự nhiên tốt cho cơ thể. Bạn có thể cảm thấy ít căng thẳng và thoải mái hơn sau khi tập yoga. Một số bài tập yoga sử dụng các kỹ thuật thiền định. Tập trung vào hơi thở của bạn khi đang tập yoga sẽ giúp bạn tịnh tâm. Một nghiên cứu Đại học Boston năm 2010 cho thấy rằng tập yoga trong 12 tuần có thể giúp giảm bớt lo lắng vì nó làm gia tăng gamma-aminobutyric (GABA) trong não (lượng GABA trong não thấp có liên quan với rối loạn trầm cảm và lo âu). Đặc biệt, nhiều người biết rằng yoga giúp chống lại bệnh trầm cảm, cải thiện tâm trạng đáng kể.
Có 0 nhận xét Đăng nhận xét